Bánh răng bừa đặc sản xứ thanh
|Trong những món ăn nổi tiếng đặc sản của thanh hóa phải nói đến Bánh răng bừa đặc sản xứ thanh với hương vị thơm ngon mang đậm đà bản sắc dân tộc người dân thanh hóa . Nói đến bánh răng bừa thì ai là người con thanh hóa đều biết đến, du đi đâu xa chỉ cần nghe đến bánh răng bừa thì lại nhớ về quê hương. Bánh răng bừa là đặc sản của vùng quê thọ xuân, Thanh Hóa, để du khách hiểu rõ hơn về bánh răng bừa dưới đây là chi tiết, nguồn ngốc, cách làm bánh răng bừa….
NGUỒN GỐC BÁNH RĂNG BỪA XỨ THANH
Bánh răng bừa có nguồn gốc từ làng Trung Lập (xã Trung Lập, Thọ Xuân), khi xưa vua Lê Hoàn đích thân xuống đồng cày ruộng trong Lễ hội đầu năm. Đây là một trong những đặc sản tiến vua thời xưa, người dân nơi đây đã chắt lọc những hạt gạo ngon nhất để làm nên những chiếc bánh với hương vị riêng để dâng lên các vị vua. Chiếc bánh có hình răng bừa gắn liền với thanh quả một công cụ lao động của người dân xứ Thanh thời xưa, đây cung là hình tượng từ những thành quả lao động cần cù của họ.
GIỚI THIỆU VỀ BÁNH RĂNG BỪA ĐẶC SẢN XỨ THANH
Hầu như bánh răng bừa là món ăn, đặc sản của người dân xứ thanh không thể thiếu vào những dịp lễ Tết, gia đình nào ở làng quê xứ Thanh cũng làm bánh lá răng bừa để cúng tổ tiên và cho con cháu xa gần thưởng thức. Nhưng ngon nhất vẫn phải kế đến bánh của bà con vùng Thọ Xuân.
Để có những đĩa bánh lá răng bừa thơm ngon, nóng hổi kịp cúng tổ tiên vào sáng sớm hôm sau, các bà, các mẹ, các chị phải thức khuya để làm từ đêm hôm trước, đến sáng hôm sau chỉ đem hấp chín hoặc dậy thật sớm làm để kịp có mặt trên mâm cỗ cúng.

Các gia đình còn ngầm thi nhau làm bánh răng bừa với tất cả những ngón nghề, những kinh nghiệm và cũng là dịp trổ tài của các bà, các chị trong công việc nội trợ, gia chánh. Ngày xưa, người ta hay làm bánh răng bừa vào dịp lễ tết, còn ngày nay bánh răng bừa được làm quanh năm và xuất hiện ở nhiều nhà hàng ăn uống. Gần đây bánh răng bừa đã được giới thiệu trong Lễ hội Lam Kinh đem lại cho du khách những bất ngờ, thú vị.
Cách Làm bánh răng bừa đặc sản xứ thanh
Chuẩn bị nguyên liệu làm bánh răng bừa như sau
- Gạo tám: 1kg
- Hành khô: 2 lạng
- Mộc nhĩ: 2 lạng
- Thịt lợn ba chỉ hoặc nạc vai: 0,8 kg
- Lá dong (loại nhỏ) hoặc lá chuối xé nhỏ: 60 lá
- Gia vị: Bột ngọt, dầu ăn, tiêu bắc, muối, nước mắm ngon, nấm hương.
Hướng dẫn làm bánh răng bừa chi tiết
Lá bánh răng bừa: Lá dong lau khô, nếu dùng lá chuối thì phải trùng qua nước sôi và lau khô lá.
Vỏ bánh răng bừa: Đem gạo tám ngâm ít nhất 7 tiếng thì đem xay với nước vôi trong với tỉ lệ 1:1. Bột xay xong thì bỏ thêm ít muối, mì chính và dầu ăn vào.Cách làm bánh lá răng bừa Thanh Hóa cực dẻo
- Công đoạn “Giáo bột”: Cho 1 ít nước vào chảo nấu sôi, đặt nồi bột lên trên chảo nước đang sôi rồi quấy liên tục và đều tay. Đến khi bột hơi quánh, quấy thấy nặng tay là được (Chú ý: Giáo bột bằng phương pháp cách thủy nên cho lửa to cho nhanh).
- Khi bắc bột ra còn nóng, tiếp tục đánh nhuyễn thêm một lúc cho bột không bị vón cục. Đây là công đoạn quan trọng nhất quyết định chiếc bánh có ngon hay không, bột nhão quá thì bánh bị ướt và dính, bột khô quá thì bánh bị cứng không ngon.

Nhân bánh răng bừa : được làm bằng thịt lợn băm nhỏ, mộc nhĩ và nấm hương ngâm nước cho nở rồi băm nhỏ, hành khô băm nhỏ. Tất cả trộn với nhau, ướp gia vị gồm: muối, mì chính, nước mắm ngon, hạt tiêu bắc. Rồi đem nhân bánh xào sơ qua.
Gói bánh: Dùng thìa xúc phần bột ước lượng bằng quả trứng gà nhỏ dàn bột dọc theo lá dong hoặc lá chuối, cho nhân vào giữa lớp bột, gói bánh sao cho hai đầu bánh thuôn dài, phần giữa gồ lên để chiếc bánh giống với cái răng bừa, vuốt đều vận lá và gập 2 đầu lá lại. Với lá chuối thì phải xoay nhẹ nhàng cho bánh tròn và chắc.Cách làm bánh lá răng bừa Thanh Hóa cực dẻo
Luộc bánh: Bánh gói xong có thể đem luộc hoặc hấp cách thủy. Nếu luộc bánh thì nên xếp bánh phần đáy nồi dựng đứng để bánh không bị bẹp, bị nong nước. Đun to lửa bánh sôi khoảng 30 phút, kiểm tra & ăn thử 1 cái trước khi bắc xuống.
Cấu trúc của chiếc bánh răng bừa
Hình dạng mỗi chiếc bánh trông giống cái răng bừa. Đây là loại bánh truyền thống thường được làm vào ngày rằm, ngày giỗ, ngày Tết Nguyên đán hay những khi nhà có công việc.